Phỏng Vấn
- Tôn Vân Anh và Robert KRZYSZTON (Balan) Phỏng Vấn Ông Bùi Tín
Câu 1-) Chào ông Bùi Tín. Trước hết xin ông cho biết hành trình dẫn ông đến ÐCS và QÐND?
-Bùi Tín: Xin chào bạn đọc của Báo....
60 năm trứơc, chiến tranh thế giới 2 kết thúc, phát xít Ðức và Nhật đầu hàng, hệ thống chính quyền cai trị 3 nước Ðông dương thuộc Pháp (Việtnam, Lào, Cambốt) của phát xít Nhật bị tê liệt, chờ ngày quân đồng minh đến giải giới và trở về Nhật, phong trào Việt Minh do ÐCS Ðông Dương lãnh đạo đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (19/8/1945) thắng lợi.
Tôi tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa ở thủ đô Hànội khi 18 tuổi, với tất cả lòng hăng hái của người thanh niên một nước thuộc địa mong thoát khỏi ách cai trị thực dân.
Ngay sau đó, chính phủ Pháp đưa quân đội viễn chinh và lê dương sang chiếm lại Ðông dương. Họ nghĩ rất sai lầm rằng ''uy tín, sức mạnh của nước Pháp là ở chỗ có một hệ thống thuộc địa rộng lớn''!. , đi ngược lại ý chí dành tự do của dân thuộc địa.
Tôi vào ngay QÐND từ tháng 9/1945 để bảo vệ nền độc lập non trẻ. Tháng 3/1946, tôi vào đảng CS trong chi bộ một đơn vị QÐND, vì ÐCS là đảng duy nhất lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập cho Tổ quốc.
Từ đó, tôi đã ở trong QÐND 37 năm 2 tháng (9/45 - 11/82); tôi chuyển ra làm việc tại Báo Nhân Dân của Ðảng CS từ tháng11/82; tôi là Phó tổng biên tập nhật báo Nhân dân, đồng thời là Tổng biên tập tuần báo Nhân dân Chủ nhật. Ðến 9/1990, tôi sang Pháp và ở lại cho đến nay, bắt đầu một cuộc chiến đấu khác, hoàn toàn mới mẻ, sau khi ở trong ÐCS 44 năm rưỡi (Í6 - 9/90), để giành lại quyền dân chủ cho nhân dân.
Tuổi trẻ, tình hình chính trị thế giới và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của VN đã tạo nên cuộc đời tôi như vậy đóá!
2-) Ông hồi tưởng thời kỳ chiến tranh như thế nàoá? các cuộc hành quân vào Namá? khi ấy ông có ý thức về tội ác CS gây nênáhay khôngá?
Bùi Tín: Tôi trải qua 9 năm chiến tranh chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và sau đó là chiến tranh ở miền Nam (1960 - 1975). Tôi cũng có 3 lần vào Nam, qua con Ðường Hồ Chí Minh, khi còn là ''đường mòn'' gùi hàng trên lưng, rồi chở bằng xe đạp thồ hồi 1963, sau đó bằng xe cơ giới (1967) và cuối cùng là bằng hệ thống đường đá rộng, có cả ống dẫn xăng dầu, vào đến gần cửa ngõ Sàigòn (4/1975).
Cho đến khi chiến tranh kết thúc (tháng 4/1975), tôi không hề có ý thức gì về tội ác của CSVN, tôi được học chính trị, chỉnh huấn, học ''khá kỹ'', nghĩa là học theo lối dạy dỗ, áp đặt, nhồi nhét, mà không được hoài nghi, không được tranh luận - về chủ nghĩa Mac, Lênin, về đấu tranh giai cấp, vê chuyên chính vô sản..., cho nên chúng tôi chỉ thấy tội ác của thực dân, đế quốc, phong kiến, tư bản... Những tổn thất trong chiến tranh, tôi chỉ thấy những tội ác do kẻ thù gây ra, và những hy sinh cần thiết về phía ''ta'' để dành chiến thắng.
Ngay sau ngày 30/4/1975, tôi bị ''vỡ mộng'', khi thấy lãnh đạo ÐCS thi hành chính sách chiếm đóng chứ không phải giải phóng, họ bỏ chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc mà họ từng hứa, bỏ tù hơn 200 ngàn sỹ quan, viên chức cũ, gây nên thảm họa ''thuyền nhân'', còn kiêu ngạo chiếm đóng Cambốt gần 10 năm (1979-1989), hy sinh thêm hơn 50 ngàn chiến sỹ một cách oan uổngá!
3-) Về khả năng ''lánh mặt CS'' của VNá? Các thủ lĩnh từ những khuôn khổ khác nhau, có cơ hội chèo lái theo hướng khác hay khôngá?
Bùi Tín: 60 năm nay, ÐCS giữ vai trò lãnh đạo chính trị độc nhất ở VN, không chia sẻ cho ai. Ðây là một thực tế rõ ràng..
Những người lãnh đạo đảng CS cho sự lãnh đạo tuyệt đối, thường xuyên, toàn diện ấy của Ðảng CS là đảm bảo cho thắng lợi liên tục của Cách mạng VN, đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, đưa VN lên cao về uy tín quốc tế. Mọi cơ quan truyền thông chính thức, sách chính trị, báo chí trong nước đều phải tuyên truyền cho ''chân lý'' ấy. Người VN, từ khi mới biết nói, biết hát, biết nghĩ đã được giáo dục, tuyên truyền sâu về ''chân lý'' ấy; đó là chủ nghĩa toàn trị mà sau này tôi mới nhận ra. Tuy chậm quá, nhưng vẫn còn sớm hơn rất nhiều đồng chí cũ của tôi.
Ngược lại, đa số người Việt di tản, ''thuyền nhân'', nạn nhân của ''tai họa CS'' cho rằng ÐCS là nguồn gốc chính của mọi đau khổ, tổn thất, tai họa chồng chất, của lạc hậu và đói nghèo...
Trong nước, nhiều người còn phân vân giữa 2 nhận định trái ngược ấy, và một số thanh niên bắt đầu có ý định tự mình tìm ra lời giải cho mình và cho xã hội.
Riêng tôi, tôi suy nghĩ, tìm hiểu và cho rằng ÐCS đã ''khôn khéo'' dành độc quyền lãnh đạo trong Cách mạng tháng Tám 1945, đã kiên quyết loại bỏ thẳng tay, bằng bạo lực, những đối thủ chính trị, các đảng từ tả sang hữu: đảng trôtskýt, Quốc Dân đảng, đảng Duy Dân, đảng Ðại Việt, đảng Việt Cách - Cách mạng đồng chí hội, đảng Phục quốc, và cả những nhóm Lập hiến, Bảo hoàng, Canh tân, Ðông du trước đó.
Anh bạn dân chủ của tôi Ðặng Phúc Lai - một trí thức uyên bác từng bị CS bỏ tù 5 năm - đã nhận định: ''các vị Bảo Ðại, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn.. đã để lọt tay ''thời cơ khó được mà dễ mất'' một cách dớ dẩn, chỉ vì họ thiếu kiến thức chính trị, dù họ thừa trí thức hàn lâm, còn vì họ thiếu bản lĩnh chính trị dù họ không thiếu bản lĩnh làm người. Các cụ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt đã biết khai thác thời cơ hội ''ngàn năm một thuở'' ấy một cách tuyệt vời, chỉ vì họ có kiến thức chính trị tối hữu hiệu dù họ thiếu cái trí thức khóa bảng, và còn chỉ vì họ thừa bản lĩnh chính trị kiên định trên cơ sở ít phẩm hạnh làm người''; ''Với họ chính quyền là vấn đề giai cấp đấu tranh, và dù nước hay không khí chúng ta cũng không cung cấp cho kẻ thù''.
Không phải là thiếu cơ sở nếu như có một cô sinh viên khoa sử hiện nay hỏi tôi: sao Nhật bản, Thái lan 60 năm nay không có ai lãnh đạo ''tài giỏi '' như ông Hồ Chí Minh và ÐCS ở VN, mà họ lại dân chủ, tiến bộ, không chiến tranh, giàu có gấp 6 lần và 60 lần dân ta, vậy thì có khi 2 yếu tố trên đây lại là gánh nặng, là tai họa, là cái rủi của dân ta.
Theo tôi nhìn lại thì con đường đấu tranh không bạo động, qua nâng cao dân trí, của Phan Chu Trinh và đồng sự của ông, tương tự như con đường của Gandhi ở Ấn độ, có thể là tối ưu cho VN ta, hơn là con đường đã qua, với chiến tranh, hàng mấy triệu sinh mạng, vô vàn tàn phá và một nền độc lập không trọn vẹn (vì vẫn phụ thuộc vào những học thuyết xa lạ) quyền tự do công dân gần là con số không, còn tệ hơn thời thuộc địa của Pháp; một nền độc lập què quặt, không có tự do.
4-) Sau một quãng thời gian qua, ông đánh giá nhân vật Hồ Chí Minh ra saoá? ''Bác Hồ'' còn tồn tại trong tâm tư thanh niên và là biểu tượng của một nhà ''Ðộc tài điềm đạm'', có thật vậy khôngá?
Bùi Tín: Tôi từng sùng bái ''Bác Hồ'', sau này tôi đã tỉnh táo nhận xét bằng cái đầu của chính mình. Ðã có vô vàn sách báo VN và quốc tế nói về Hồ Chí Minh. Một vấn đề phức tạp. Vì nhiều điều bí mật vẫn bao trùm ông. Tự ông thích làm ra vẻ ly kỳ. Việc gì phải dùng đến 39 bí danhá? Ðến nay không ai biết ngày sinh thật của ôngá? Việc ông khám phá rồi sùng bái Lênin cũng chỉ do cảm tính, là Lénin có viết vài câu về giải phóng các thuộc địa. Marx và Lênin có viết chữ nào về Việt nam đâuá? có nói câu nào về VN đâuá? có biết gì về VN và Ðông dương đâuá! vậy việc gì mà phải buộc chặt số phận VN vào 2 ông xa lạ ấyá!
Người ta thường tranh luận Hồ Chí Minh là người quốc gia hay người quốc tếá? Người yêu nước chân chính không thể tự hào đặt nước mình vào vị trí tiền đồn của phe cộng sản, coi Moscow là thủ đô vĩ đại của phe mình, để bị họ sử dụng như lính dánh thuê rẻ tiền! Người quốc gia chân chính không bao giờ trước khi nhắm mắt lại mong được đi theo cụ Mác và cụ Lêniná! Và cả khi ông Hồ giải tán đảng CS Ðông dương cũng chỉ là sự giả vờ để lừa gạt nhân dân và thế giới, trong khi trong đảng vẫn giữ nguyên tên gọi, cương lĩnh, để luôn đảm nhận sứ mạng quốc tế là nhuộm đỏ cả Ðông Dương và Ðông Nam Á. Ông Hồ đóng kịch rất giỏi.
Ðã là nhà độc tài, coi Stalin là bậc thày, thì luôn ''độc quyền'', luôn phản dân chủ, luôn độc ác về bản chất. Cái ''điềm đạm'' nếu có chỉ là vẻ bề ngoài. Ông Hồ rời quê Kim Liên từ 1906, 1945 ông về Hànội, muốn thăm quê, chỉ cần một buổi. Ông đi tây, đi tàu, gặp Mao, Staline, đi khắp nước, vậy mà đến tận năm 1959 ông mới ghé thăm Kim Liêná! Yêu nước luôn bắt nguồn từ yêu quê hương, làng xóm, anh chị em. Ông Khiêm, anh ông, ốm chết; chị ông, bà Thanh ốm liệt 2 năm cuối đời, ông quên, vì ''bận việc nước''. Vợ ông, bà Tăng Tuyết Minh - có làm lễ cưới cẩn thận, vào tháng 10/1926 tại Quảng Châu - đi tìm ông suốt hơn 50 năm trời, ông cũng quên, ''điềm đạm'' mà quên hếtá! Rồi con trai ông, ông gửi ông Chu Văn Tấn, rồi ông Vũ Kỳ, ông cũng quên phắt.
5-) Ông thông hiểu lịch sử cuộc chiến tranh mà thế giới biết đến chủ yếu bởi sự hối cải của nước Mỹ. Ông đáng giá vai trò nước Mỹ như thế nào trong cuộc chiến Việt Nam ?
Bùi Tín: Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 (1939- 1945) thế giới chia làm 2 phe đối lập, trong cuộc chiến tranh lạnh, mà mỉa mai thay lại dưới hình thức của một số cuộc chiến tranh nóng. Việt nam bởi sự đưa đẩy của lịch sử là nạn nhân của cuộc chiến tranh lạnh và cũng là tác nhân của chiến tranh nóng, với thời gian dài và sức tàn phá khủng khiếp.
Nước Mỹ đã tiếp sức cho thực dân Pháp, từ 1964 còn tham gia trực tiếp với hơn 2 triệu lượt quân nhân tham chiến. Hoa kỳ dù là siêu cường hùng mạnh đã không đạt mục đích do Hoa kỳ không làm cho dân Mỹ hiểu được rằng đó là cuộc chiến tranh ''đúng'' (just), do bộ máy truyền thông Mỹ cuối cùng đã lên án cuộc chiến tranh, thêm nữa quân Mỹ đã không có chiến thuật và chiến lược quân sự có hiệu quả, vì họ ỷ lại vào súng đạn và do sùng bái kỹ thuật quân sự, coi nhẹ yếu tố chính trị, yếu tố con người. Mặt khác đồng minh của Hoa kỳ là cộng hòa VN lại quá yếu kém cả về chính trị và quân sự, do kế thừa bộ máy chính trị và quân sự của thực dân Pháp đã thua trận.
6-) Việt nam là một trong 5 nước độc tài CS còn sót lại trên đời. Theo suy luận, CS Việt nam không thể bám trụ được lâu. Ông nghĩ sao: độc tài VN CS bao giờ mới sụp đổ, và sẽ sụp đổ như thế nào ?
Bùi Tín: Chế độ CS VN đã thuộc về quá khứ; một quá khứ không chịu ra đi. Chủ nghĩa Mác Lênin không còn sức sống. Nó đã rẫy chết hiển nhiên ở Liên Xô, ở Ðông Âu, nơi sản sinh ra nó. 4 nước CS hiện sống bơ vơ, côi cút, rã rời, mỗi nước một phương, tự tìm lấy phao cấp cứu cho riêng mình. Họ phải tự thay đổi bằng những thủ thuật ''đổi mới'' nửa vời, chắp vá thủ công, tùy tiện, trông đợi vào sự may rủi của số phận. Vì ích kỷ, tư lợi, họ không ngay thật và lương thiện công khai từ bỏ chủ nghĩa CS và học thuyết Mác Lênin đã mất hết sức sống.
Tôi không muốn là thày bói hay nhà tiên tri. Chỉ biết mọi sự vật đều có quá trình, có bắt đầu và có kết thúc. Cuba CS, Bắc Hàn CS, Trung hoa CS và Việt nam CS đều đang đi đến chỗ kết thúc. Trước năm 1989, không ai đoán được là bức tường Berlin sắp đổ sập tan tành. Trước 1991,không ai đoán được là Liên Xô rộng lớn sắp tan nát tanh bành !
Ở Việt nam, sự sụp đổ của chế độ CS độc đảng diễn ra theo kiểu đổ vỡ liên tục, theo từng viên gạch, từng mảng từơng, từng nền móng - uy tín của đảng xuống dốc nhanh, người dân từ chỗ gọi đảng CS là ''đảng ta'' chuyển sang gọi là ''chúng nó'', hay ''đảng cộng đớp'', ''đảng cộng mút''; tham nhũng bất trị do chính đảng viên có chức quyền nuôi dưỡng đang tàn phá xã hội, nạn mua bán quyền thế, hối lộ, cường hào mới đang tàn phá thuần phong mỹ tục, cuộc đấu tranh ở giữa cung đình do một nhóm tội phạm chính trị nắm công cụ tình báo quân sự đang mang tính chất bùng nổ, giữa lúc bộ chính trị bị tê liệt vì chia rẽ và nhu nhược.
Con đường duy nhất để ÐCS thoát nạn là tiến lên phía trước, dứt khoát từ bỏ lỗi lầm giáo điều, độc đoán của quá khứ, tự chuyển sang đảng dân chủ - xã hội, thực hiện đa nguyên, đa đảng theo luật pháp, từ bỏ học thuyết đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, thực hiện đoàn kết dân tộc và hợp tác giai cấp, xây dựng nền dân chủ đa nguyên, đa đảng, như mô hình tiên tiến ở Na uy, Thụy Ðiển, Ðan Mạch...., hòa nhập hẳn với thế giới dân chủ hiện đại. Ðây là đề nghị của nhiều trí thức, tuổi trẻ trong nước.
7-) Ông đáng giá vai trò của đội ngũ dân chủ Việt Nam di cư trong quá trình giành lại độc lập quốc gia như thế nào ?
Bùi Tín: Các chiến sỹ dân chủ trong nước là lực lượng trực tiếp quyết định việc chuyển hóa tình hình của đất nước sang một thể chế dân chủ tiến bộ, văn minh. Họ tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc, tiêu biểu cho nguyện vọng tự do của toàn dân.
Các chiến sỹ dân chủ trong cộng đồng VN ở nước ngoài là lực lượng hỗ trợ không thể thiếu cho lực lượng dân chủ trong nước, nhằm tăng âm, nhân lên đòi hỏi của trong nước, bảo vệ họ chống sự đàn áp và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho phong trào trong nước.
Riêng anh chị em dân chủ ở Ba lan, Ðông Âu và Liên Xô cũ am hiểu chế độ độc đảng phi dân chủ tệ hại ra sao, hiểu rõ nền dân chủ trong nước họ đang sống, có vai trò rất quan trọng tiếp sức đắc lực cho phong trào dân chủ bất khuất ở trong nước.
Xin cám ơn cô Vân Anh và anh Robert Krzyszton đã có cuộc phỏng vấn lý thú này.
Bùi Tín.
Paris- Pháp; tháng 2/2005.
Tết Ất Dậu.
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire