mardi 13 novembre 2007

UNESCO không ra quyết-nghị «Hồ-chí-Minh là nhà văn-hoá»

Tài Liệu Sưu Tầm -Chu chi Nam

Tài liệu đưọc viết theo Font Unicode Times New Roman

Nhắc lại một chuyện cũ của năm 90 để trả lời một số e-mail từ Việt-Nam gởi ra.

· Lễ kỷ-niệm 100 năm sanh-nhật của Hồ-chí-Minh do sứ quán Hà-Nội tại Paris thuê phòng của UNESCO và tổ-chức.

Mười năm sau, báo An-ninh thế-giới (số 177) xuất-bản tại Hà-Nội, cho đăng một bài với tựa đề : « Bảo vệ lễ kỷ-niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ ở trụ sở UNESCO ( Pháp ) ».

Tại sao « bảo vệ » ? Nếu lễ sinh-nhật 100 năm của Hồ-chí-Minh được UNESCO tổ-chức thì phía Hà-Nội không cần phải bảo vệ, bởi vấn-đề an ninh đã được UNESCO đảm trách.

Phải « bảo-vệ » như lời tựa của bài báo viết ( báo công-an ) vì buổi lễ kỷ-niệm ấy đã thật sự không được UNESCO tổ chức, mà hoàn-toàn do Tòa Đại-sứ Hà-Nội tại Paris tự tổ-chức lấy.

Diển tiến sự việc :

Năm 1987 Đại hội đồng UNESCO đã chấp thuận một quyết-nghị tổ chức lễ sinh-nhật của Hồ-chí-Minh như là một danh-nhân thế-giới ( Nhà giải phóng dân-tộc, nhà văn-hóa ). Theo quyết nghị nầy, UNESCO sẽ trợ cấp cho Hà-Nội một ngân khoảng để ấn-hành tranh ảnh, sách báo nói về sự nghiệp văn-hóa và giải-phóng của Hồ-chí-Minh. Riêng UNESCO tại Paris cũng sẽ tổ-chức lễ kỹ-niệm tại trụ sở với sự tham dự của Ban lảnh đạo UNESCO, đại diện chánh-phủ Pháp và thị-xả Paris.

Sở dỉ quyết nghị nầy được thông qua dể-dàng ở Đại-hội-đồng UNESCO vì ông M’BOW, người Phi-Châu đen, làm Tổng-Giám-Đốc UNESCO có xu-hướng thân cộng-sản đã tích cực vận động các thành viên trong UNESCO THÔNG QUA QUYẾT nghị. Ngay khi Quyết-Nghị được phổ biến, cộng đồng người Việt tại Paris liền lập tức hợp nhau lại tìm phương cách phản đối UNESCO.

Một tổ chức thành hình mang danh xưng là Ủy ban tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh gồm Tổng-thư-ký và nhiều ủy viên. Ông Nguyễn-văn-Trần được các thân hữu ủy nhiệm làm Tổng-thư-ký với sự hợp tác trợ lực tích cực của các ông Trần-văn-Ngô, Chu-vũ-Hoan, Nguyễn-thừa-Thính, Nghiêm-văn-Thạch, Vũ-Hạ,… Ủy ban tiến hành vận động kiều bào ở khắp nơi : Hoa-Kỳ, Úc, Canada và Âu-Châu viết thơ cho UNESCO phản đối Quyết-Nghị sai lầm kia và vạch trần tội ác của Hồ-chí-Minh từ khi nắm chánh quyền ở Hà-Nội và tội ác của chế độ qua các biến cố cụ thể như vụ Nhân-văn giai-phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, vụ thảm sát Mậu thân và ở Miền nam sau 1975 học tập cải tạo, đánh tư sản mại bản, đẩy dân đi kinh tế mới, tổ chức vượt biển thu vàng, thảm nạn vượt biển,….

Đồng thời, Ủy-ban cũng kêu gọi báo chí Việt ngữ hải ngoại sưu tầm tội ác của Hồ-chí-Minh và chế độ Cộng-sản Hà-Nội viết lại và phổ-biến để ngăn chận ảnh-hưởng của Quyết Nghị UNESCO.

Ông Nguyễn-văn-Trần liên hệ với Tướng SIMON, Chủ tịch Ủy ban tương trợ Việt-Miên-Lào và Chủ tịch Hội Cựu Đông-Dương ANAÏ để kêu gọi Hội cựu chiến binh Pháp lên tiếng tố cáo tội ác của Hồ-chí-Minh và Đảng Cộng-Sản đã vi phạm nhơn quyền đối với tù binh Pháp sau chiến tranh Đông-Dương. Ông Nguyễn-văn-Trần liên-hệ với Thị-xả Paris và một số dân biểu, Nghị sỉ Pháp am hiểu về chế độ cộng-sản Hà-Nội để yêu cầu họ đặt « những câu hỏi với Chánh phủ » tại Quốc-hội để có thái độ đối với quyết nghị UNESCO, bởi Pháp là Quốc-gia đón nhận trụ sở UNESCO.

Tình hình thuận lợi :

Bức tường Bá linh sụp đổ kéo theo khối Cộng-sản Đông-Âu đã ảnh hưởng sâu đậm đến nếp suy nghĩ về Cộng-sản của các nước Âu-châu và cã thế-giới. Ông Frédéric Mayor, người Tây-ban-Nha đắc cử Tổng-Giám-Đốc UNESCO. Ông này am hiểu Cộng-Sản nên không có xu-hướng ủng hộ phe khuynh tả trong UNESCO như ông M’BOW trước kia. Kiều bào ở khắp nơi viết thư gởi về UNESCO có đến hàng hai mươi ngàn thư phản đối, yêu cầu hũy bỏ Quyết Nghị. Số thư này được ông Giám Đốc ĐNA ở UNESCO, cứ đến cuối tuần, chuyển qua cho Đại diện Hà-Nội tại UNESCO.

Ông Nguyễn-văn-Trần sưu tầm tài-liệu tại các thư-viện và văn-khố Pháp chứng-minh sự đề cao Hồ-chí-Minh của Hà-Nội như một vĩ-nhân là hoàn-toàn dối trá. Thân phụ của Hồ-chí-Minh vì say rượu phạt đòn làm chết oan một tội nhơn nên bị cách chức chớ hoàn toàn không vì chống Pháp mà từ quan. Sau khi cha bị mất chức, không còn nguồn lợi tức để sinh sống và học hành nên Hồ-chí-Minh bỏ vào Phan-Thiết nhờ Hội Liên-Thành nhận cho làm thầy giáo dạy vở lòng đám trẻ con mà sanh sống qua ngày. Nhưng số học sinh của một tỉnh lẽ lúc bấy giờ không đủ bảo đảm cho Hồ-chí-Minh một mức sống ổn định nên năm sau đó, Hồ-chí-Minh rời Phan-Thiết vào Sài-Gòn để xuống tàu Pháp làm phụ bếp mà có đồng lương đều đặng và khá hơn.

Hồ-chí-Minh xuống tàu Pháp tại bến Nhà-Rồng ở Sài Gòn hoàn-toàn chỉ nhằm tìm kế sinh nhai cho bản thân và gởi tiền về nước giúp phụ thân.

Cũng dịp này, Hồ-chí-Minh biết có trường thuộc địa đào tạo công chức hành-chánh cho chánh quyền thuộc địa nên vội làm đơn xin vào học để mong sau nầy « giúp ích nhà nước Pháp » . Đơn xin bị từ chối, vì không đúng theo thủ tục là người xin phải được nhà cầm quyền Pháp ở Việt-Nam giới thiệu.

Qua các văn kiện do Hồ-chí-Minh viết và khai báo ghi nhận Hồ-chí-Minh có nhiều ngày sanh khác nhau. Ngày chết năm 1969 cũng bị Đảng Cộng-Sản thay đổi : Ngài 2 tháng 09 thành ngày 3 tháng 09.

Những chi tiết hộ-tịch nầy đã phơi bày sự thiếu chính xác và sự dối trá đã giúp Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh thuyết phục UNESCO không thể chấp nhận ngày 19-05 là ngày sinh của Hồ-chí-Minh. Một cơ quan văn-hóa và Khoa học của Liên-hiệp-Quốc không thể chấp nhận sự dối trá được .

Từ đây, UNESCO bắt đầu tin những lời phản-kháng của Cộng đồng người Việt Hải Ngoại và nghi ngờ thành tích của Hồ-chí-Minh là « Nhà văn-hóa ». Bởi không ai hiểu rỏ Hồ-chí-Minh hơn người Việt-Nam và nhứt là người Việt-Nam nạn nhơn của chế độ Hồ-chí-Minh.

Thế là đến trước ngày 19/05/1990, ông Nguyễn-văn-Trần được mời dến UNESCO cùng với Tướng SIMON để UNESCO cho biết Quyết định của họ là không thi hành Quyết-Nghị . UNESCO giải thích là không thể hủy bỏ Quyết Nghị, bởi muốn hủy bỏ phải thông qua Đại-Hội-Đồng, với nhiều thủ tục phiền toái.

Tiếp theo đó, UNESCO thông báo cho Hà-Nội biết quyết-định của UNESCO với những chi tiết như sau :

- UNESCO không tổ chức lễ 100 năm của Hồ-chí-Minh tại Paris và Hà-Nội.

- Cho Tòa Đại sứ Hà-Nội ở Paris mướn một phòng trong trụ sở UNESCO để tự tổ chức lễ Kỹ-niệm ( Hà-Nội muốn thuê 2 phòng, nhưng bị Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh can thiệp nên sau cùng chỉ mướn được một phòng mà thôi ).

- UNESCO và Chánh quyền Pháp, kể cả Thị-xả Paris không tham dự lễ.

- Ban Tổ chức lễ ( kỹ-niệm 100 năm ) không được lợi dụng để tuyên truyền chánh trị và đề cao « Hồ-chí-Minh là Nhà văn hoá » theo tinh thần Quyết-Nghị.

- Thiệp mời không được in hình Hồ-chí-Minh và không được ghi « lễ sinh nhật HCM là một nhà văn hoá »… mà chỉ ghi mời « tham dự buổi văn nghệ ».

Quyết định không thi hành Quyết Nghị của UNESCO với những ngăn cấm đã được Văn-Chấn, tác giả bài báo của An ninh thế giới, số 177 thừa nhận nguyên văn như sau :

« …Điển hình là một số người Việt Nam lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đã tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là « Ủy Ban chống tôn vinh Hồ-chí-Minh » ( đúng ra là Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh ) do các tên Nguyễn-văn-Trần, Nguyễn-thừa-Thính, Chu-vũ-Hoan,…Chúng tích cực vận động một số nhân vật hữu phái trong chánh quyền các nước ký tên vào thư yêu cầu Tổng-thư-ký UNESCO hũy bỏ quyết định kỹ-niệm ngày sinh của Bác. Chúng viết bài cho các báo phản động Việt-Nam xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời Bác…

Đã sắp đến ngày kỹ-niệm, nhưng Ban lảnh đạo UNESCO vẫn chưa dứt khoát lại còn gây sức ép thuyết phục ta đồng-ý tổ chức kỹ-niệm ở bên ngoài trụ sở UNESCO với lý do nhiều ý-kiến phản-đồi,….

Với thái độ kiên quyết của phía ta, lảnh đạo UNESCO không thể bác bỏ, nhưng vì họ bị nhiều sức ép nên đã đề nghị ta chấp nhận một thỏa hiệp : như không treo ảnh Bác trong hội trường, không triển lãm ảnh Bác ở hành lang UNESCO ; trong giấy mời ghi là đến xem văn nghệ,…

Ba ngày trước lễ kỹ-niệm, tình-hình lại không diển ra như ta mong muốn. Tổng thư ký UNESCO mời đại điện phía ta đến ggặp và yêu cầu hoãn lễ kỹ-niệm với lý-do ta không giữ đúng lời hứa vì trong giấy có in hình Bác và ghi : « Nhân kỹ-niệm 100 năm ngày sinh HCM, danh nhân thế giới,… ». Cuối cùng ta trả lời với ông Tổng thư ký là thay đổi giấy mời… Tuy nhiên, ta cho in 100 giấy mời mới (để mời người ngoại quốc ) còn giấy cũ gởi cho Việt-kiều yêu nước - Hội của Hà-Nội ) …

Về phần nội dung buổi lễ, ta có thay đổi chút ít. Đồng chí Đại sứ không đọc bài diển văn dài về Bác mà thay vào đó là Đồng chí Nguyễn-kinh-Tài, Đại sứ bên cạnh UNESCO, đọc bài diển văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỹ-niệm, đọc quyết-định của Đại-hội-đồng UNESCO về kỹ-niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Chủ tịch Hội đồng người Việt tại Pháp ( Hội Việt kiều yêu nước ) phát biểu ý kiến về công lao của Bác đối với dân tộc và thế giới ; cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đoàn cải-lương trong nước phục-vụ ». ( An ninh thế giới, số 177, trang 14 ).

Trong phần cuối, Văn-Chấn khoác lác hôm ấy có đến “ 2000 người tham dự, nhờ các võ sĩ ngăn chận những người đến phá ”. Sự thật là hôm ấy có không quá 70 người tham dự lễ do sứ quán Hà Nội tổ chức và hoàn toàn không có ai muốn đến phá và ngăn chận những Việt kiều yêu nước đến tham dự lễ của họ.

Nhận xét :

- Buổi lễ 19/05/1990 hoàn toàn do Tòa Đại sứ Hà-Nội tại Paris tổ chức trong một căn phòng của UNESCO do họ thuê mướn ;

- Không có đại điện của UNESCO và Chánh quyền Pháp đến tham dự ;

- Buổi lễ đã không được thực hiện đúng theo tinh thần Quyết-Nghị “ Hồ-chí-Minh là một danh nhân thế-giới ” mà chỉ là một buổi văn-nghệ bình thường ( Đại sứ Phạm-Bình của Hà-Nội không được quyền đọc diển văn và không được quyền nói về Hồ-chí-Minh như là một danh-nhân ) ;

- Đảng Cộng-Sản và Hà-Nội đã không biết lấy làm xấu hổ về những hành động lật lộng và gian trá của mình đối với một cơ quan văn-hóa Quốc-tế ( vụ tráo trở thiệp mời ) mà lại đề cao đó như là thành tích thắng-lợi .

Điều thiếu xót đáng tiếc của Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh là đã không quảng bá sâu rộng thành quả tranh đấu là “ UNESCO không thi hành Quyết nghị ”. Bởi nghĩ đã thắng lợi như vậy là đũ rồi !

Do đó mà 10 năm sau, Hà-Nội mới dám lên tiếng khoe thành tích “ bảo vệ ” lễ kỹ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ-chí-Minh.

Nguyễn đông A
(môt thành Viên của Ủy Ban tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh)


TỔ CHỨC UNESCO KHÔNG VINH DANH HỒ CHÍ MINH
Trần Gia Phụng


Theo tài liệu được đưa lên Internet vào cuối tháng 5-2005 của tiến sĩ Phan Văn Song, hiện cư ngụ tại Paris, thì vào năm 1987, do sự vận động của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và những thành phần thiên tả trong UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc), ông Hồ Chí Minh(1890-1969) được đề cử vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” của tổ chức UNESCO, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm sinh niên nhà chính trị nầy (1990). Lúc đó, Tổng giám đốc UNESCO là ông M’Bow, người Phi Châu.

Quyết định đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới” bị cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối khắp nơi trên thế giới. Riêng tại Paris, nơi đặt trụ sở của UNESCO, Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh được thành lập, do ông Nguyễn Văn Trần làm Tổng thư ký. Uỷ ban nầy đã hoạt động tích cực như sau:

1) Vận động người Việt và báo chí Việt ngữ ở hải ngoại (Bắc Mỹ, Úc Châu, Âu Châu, Nhật Bản) viết thư cho UNESCO vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản trong nước, đồng thời phản đối việc đề cử Hồ Chí Minh vào danh sách danh nhân văn hóa thế giới. Ý kiến phản đối lên đến khoảng 20,000 thư, đều được Giám đốc phụ trách vùng Đông Nam Á của UNESCO chuyển cho Đại diện của Hà Nội tại UNESCO. Ngoài ra, có người còn viết sách tố cáo ông Hồ đã ăn cắp thơ (đạo thơ) của người khác làm thơ của mình trong sách Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). (Lê Hữu Mục, Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Canada, 1990.)

2) Liên lạc và kêu gọi Uỷ Ban Tương Trợ Việt-Miên-Lào và Hội Cựu Chiến Binh Đông Dương lên tiếng tố cáo Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền đối với tù binh Pháp sau chiến tranh Đông Dương. 3) Liên hệ với Thị xã Paris và một số dân biểu, nghị sĩ Pháp để đề nghị họ đưa vấn đề ra trước Quốc hội Pháp, nhắm yêu cầu chính phủ Pháp có ý kiến với UNESCO về đề nghị vinh danh HCM, vì trụ sở của tổ chức nầy đặt tại Paris.

Trong lúc cuộc vận động đang diễn tiến, thì vào cuối thập niên 80, có ba sự kiện quan trọng xảy ra:

1) Trong nội bộ UNESCO, ông tổng thư ký M’Bow, thôi giữ chức tổng giám đốc, và ông Frédéric Mayer, người Tây Ban Nha đắc cử chức Tổng giám đốc. Ông Mayer không ủng hộ nhóm thiên tả, và không ủng hộ việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”.

2) Tại Việt Nam, số người vượt biên càng ngày càng cao. Từ năm 1975 đến năm 1989 (trước thời điểm Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn, không nhận người vượt biên), số người vượt biên đến được nơi tạm dung lên đến khoảng 900,000 người, không kể số người tử nạn trên đường vượt biên.(theo thống kê do Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 2000, được nhà báo Giao Chỉ ghi lại trong bài “Lịch sử 30 năm định cư tỵ nạn 1975-2005”, nhật báo Người Việt Online, ngày 1-4-2005.)

3) Các nước cộng sản Đông Âu bắt đầu lung lay và sụp đổ từ cuối năm 1989.

Cuộc vận động của Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh, phản ứng của Cộng đồng người Việt khắp thế giới, và ba sự kiện trên đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến UNESCO và cuối cùng UNESCO quyết định không thi hành việc đề cử Hồ Chí Minh vào “Danh sách danh nhân văn hóa thế giới”. UNESCO cũng thông báo cho nhà cầm quyền Hà Nội biết, đại để như sau:

- UNESCO không tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh niên của Hồ Chí Minh tại Paris, cũng thư tại Hà Nội.

- Thuận cho Tòa Đại sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ở Paris thuê một phòng tại trụ sở UNESCO để tự tổ chức, nhưng UNESCO không cử đại diện tham dự lễ.

- Trong buổi lễ, ban Tổ chức không được tuyên truyền rằng UNESCO đã đề cao Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, không được treo ảnh Hồ Chí Minh trong hội trường.

- Thiệp mời chỉ được ghi là “tham dự buổi văn nghệ”.


Tuy UNESCO quy định như vậy, nhưng theo cung cách cộng sản, tòa Đại sứ CHXHCNVN vẫn lén lút làm giấy mời có nội dung vinh danh Hồ Chí Minh để gởi cho người Việt, còn in 100 giấy mời chính thức đề là “tham dự buổi văn nghệ” để gởi người ngoại quốc, nhắm tránh bị UNESCO khiển trách.

Trong cuộc nói chuyện trước Cộng đồng Việt Nam tại Montreal, vào ngày Chủ nhật 25-4-2004, bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, một nhà hoạt động chính trị kỳ cựu tại Paris, đã cho biết rằng sau khi UNESCO quyết định như trên, để vớt vát, tòa Đại sứ CHXHCNVN tại Paris đã thuê một phòng tại trụ sở UNESCO ở Paris để tổ chức buổi trình diễn văn nghệ vào ngày 12-5-1989, đúng một tuần lễ trước sinh nhật của Hồ Chí Minh. Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, có khoảng 70 người hiện diện, bao gồm cả ban tổ chức và nhóm “Việt kiều Yêu nước” là tổ chức do CSVN lập ra. UNESCO và Pháp không cử đại diện đến dự. Chỉ có hai nước gởi người đến tham dự là Cambodia và Lào.

Trong buổi trình diễn văn nghệ nầy, ông Đại sứ CHXHCNVN tại Pháp là Phạm Bình không đọc diễn văn, mà chỉ có ông Nguyễn Kinh Tài, đại diện CHXHCNVN tại UNESCO đọc bài viết ngắn về ý nghĩa buổi lễ, ca tụng sự nghiệp của Hồ Chí Minh, nhưng theo đúng tinh thần quyết định sau cùng của UNESCO, là không đề cập gì đến vấn đề danh nhân văn hóa thế giới.

Trong lúc đó, trong khi phí CSVN đang trình diễn văn nghệ, thì phái đoàn của Uỷ Ban Quốc Tế Trần Văn Bá do ông Trần Văn Tòng, Chủ tịch UBQTTVB, cùng với các học giả Olivier Todd, Jean Francois Revel, thành viên sáng lập UBQTTVB và bà Anne Marie Goussard, Tổng thư ký Hội Quốc tế Nhân quyền, đến gặp ban Giám đốc UNESCO để hỏi rõ mục đích và ý nghĩa của buổi sinh hoạt văn nghệ nầy tại một phòng họp của UNESCO.

Đại diện UNESCO xác nhận với phái đoàn Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá rằng, đây là buổi văn nghệ do Tòa Đại sứ CHXHCNVN tổ chức, chứ không phải là lễ vinh danh Hồ Chí Minh của UNESCO. Sau khi ban Giám đốc UNESCO xác nhận như trên, trong cuộc họp của Uỷ ban Quốc tế Trần Văn Bá tại trung tâm Maubert Mutualité (Paris 5ème) vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày 12-5-1989, ông Olivier Todd đã lên diễn đàn tường trình lại cuộc tiếp xúc với Ban Giám đốc UNESCO. Trong khi tường trình, ít nhất ông Olivier Todd đã hai lần nói rõ rằng Ban Giám đốc UNESCO xác nhận rằng UNESCO không tổ chức vinh danh Hồ Chí Minh, và cũng cho biết buổi trình diễn văn nghệ nhân kỷ niệm một trăm năm sinh niên Hồ Chí Minh vào chiều hôm đó, là do sáng kiến của Tòa Đại sứ CHXHCNVN mà thôi.

Sự kiện UNESCO không tổ chức lễ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới là thành quả của những vận động của cộng đồng Việt Nam hải ngoại và nhất là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh tại Paris. Điều nầy cho thấy cộng đồng người Việt hải ngoại là một đối lực chính trị quan trọng đối với chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước. Chỉ tiếc là sau khi thành công trong việc vận động UNESCO không thi hành việc vinh danh Hồ Chí Minh, cộng đồng người Việt hải ngoại và Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh không trình thuật toàn bộ nội vụ và kết quả, thật rõ ràng và thật rộng rãi trên khắp thế giới, để tránh việc tuyên truyền mờ ám và đánh lận con đen của CSVN.

Như thế, tổ chức UNESCO chưa bao giờ vinh danh Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là sự thật của câu chuyện được các người tham dự tại chỗ kể lại. Nếu ai chưa tin, thì có thể liên lạc thẳng với những người trong cuộc, đã từng chứng kiến tại chỗ việc nầy, hiện còn sống ở Paris để hỏi cho rõ. Ngoài ra, hồ sơ của UNESCO vẫn còn đó, rộng mở cho tất cả những nhà nghiên cứu, kể cả những nhà nghiên cứu của CHXHCNVN. Thời đại nầy là thời đại khoa học kỹ thuật thông tin tiến bộ, mọi dữ kiện đều được ghi nhận cụ thể, nên mọi người có thể sưu tra dễ dàng trong các văn khố, nhất là những nguồn tin không thuộc loại bí mật quốc gia như việc vinh danh một nhà hoạt động chính trị, chẳng cần gì phải để thời hạn lâu ngày mới công bố.

Nói thêm cho rõ: Nếu UNESCO quả thật có vinh danh ông Hồ Chí Minh, thì phải có văn bản vinh danh cụ thể, chứ không phải bằng lời nói suông. Trong trường hợp đó, chắc chắn nhà nước CHXHCNVN sẽ tổ chức lễ tiếp nhận văn bản nầy rất long trọng, chứ không im tiếng như lâu nay, và chắc chắn nhà cầm quyền CHXHCNVN sẽ làm ảnh sao (photocopy) văn bản nầy, công bố lên khắp mạng lưới thông tin toàn cầu để thu phục lòng người khắp trên thế giới. Hơn nữa, ảnh sao nầy sẽ được treo khắp hang cùng ngõ hẻm tại Việt Nam, kể cả bắt treo kèm với hình ông Hồ tại nhà của mỗi người dân. Người Việt Nam còn nhớ rõ, mỗi khi một di tích ở Việt Nam được UNESCO thừa nhận là di sản văn hóa thế giới như Mỹ Sơn (Quảng Nam), cổ thành Huế, Vịnh Hạ Long..., nhà nước CHXHCNVN đã làm lễ đón nhận sắc bằng của UNESCO ồn ào cờ trống suốt cả tháng trời, quảng cáo khắp thế giới, huống gì là chuyện ông Hồ.

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, Canada)


UNESCO’S RESOLUTION ON THE CELEBRATION OF THE BIRTH CENTENARY OF PRESIDENT HO CHI MINH

UNESCO và Hồ Chí Minh
Bùi Tín

TTV: Bài viết dưới đây trích từ cuốn sách San sẻ tình yêu thương, viết riêng cho tuổi trẻ trong và ngoài nước của nhà báo Bùi Tín, sẽ ra mắt bạn đọc tháng 9 này. Đoạn này là trả lời bạn Phương Nam hỏi nhà báo Bùi Tín khi còn ở Úc, nay ông trả lời chung.

- Thế còn việc UNESCO suy tôn Hồ Chí Minh là "Danh nhân Văn hoá Thế giới" thì thế nào ? Người bảo có, người bảo không, sự thật là thế nào? Tôi từng dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội trường Ba đình Hànội vào ngày 19-5-1990, có một số bạn bè quốc tế dự đến từ Liên xô, Trung quốc, Cu-ba, Bắc Triều tiên, Lào, Cam-bốt, Pháp, Anh, Angiêri… Tôi gặp ông A.Patti (người Mỹ, trong tổ chức tình báo OSS từng có mặt ở Việt Bắc và Hànội hồi cách mạng tháng Tám 1945) tại đây; có ông R.Chandra, người Ấn độ, nguyên trước kia là chủ tịch Hội đồng Hoà bình thế giới dự. Không có đại diện nào của UNESCO. Và cũng không ở đâu UNESCO đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm cả. Để trả lời bạn Phương Nam hỏi, tôi đã đến hỏi tại trụ sở chính của UNESCO ở Paris. Đầu đuôi là thế này. UNESCO có nếp làm việc: nhân kỷ niệm ngày sinh những nhân vật nổi bật của các nước thành viên vào những năm chẵn thứ một trăm (năm sinh lần thứ 1, 2, 3 , 4 hay 5 trăm năm ) thì các nước gửi đề nghị đến UNESCO, UNESCO ghi nhận, xem xét và khuyến cáo các nước thành viên tham gia và Chủ tịch UNESCO có thể ủng hộ, hỗ trợ các nước ấy nếu cần. Vì đây là tổ chức về giáo dục, khoa học và văn hoá nên người được đề nghị phải có hoạt động nổi bật về 1 trong 3 mặt này. Cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 từ ngày 20/10 đến 20/11/1987 tại Paris xét thư đề ngày 14-7-1987 của bộ trưởng Võ Đông Giang, chủ tịch UNESCO của Việt nam, thông báo rằng Việt nam sẽ tổ chức trọng thể kỷ niệm ngày sinh lần thứ một trăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp 19-5-1990 , chủ tịch Hồ Chí Minh còn là "nhà văn hoá xuất săc của Việt nam"; cuộc họp quyết nghị: - ghi nhận (noter) thông báo của Việt nam; - khuyến cáo ( recommander) các nước hội viên tham gia kỷ niệm; - yêu cầu (prier) Ngài Tổng giám đốc UNESCO ủng hộ (soutenir) việc kỷ niệm, nhất là ở Việt nam.

- Cùng trong phiên họp này, UNESCO ghi nhận đề nghị của Liên xô kỷ niệm lần thứ một trăm ngày sinh của "nhà văn và nhà giáo dục lớn" Semionovitch Makarenko ; ghi nhận đề nghị của Cộng hoà liên bang Đức về kỷ niệm lần thứ 500 ngày sinh của nhà "tiên tri cấp tiến" (prédicateur progressiste) Thomas Mùnzer ; ghi nhận đề nghị của Thái lan về kỷ niệm lần thứ 1 trăm ngày sinh của nhà phê bình văn học uyên bác Phya Anuman Rajadhon; và cuối cùng là đề nghị của Thổ nhĩ kỳ (Turquie) về kỷ niệm 4 trăm năm ngày sinh của "nhà kiến trúc kiệt xuất" Sinan, từng xây dựng nhà thờ Hồi giáo kỳ vỹ Suleymaniye giữa thủ đô Istanbul cùng nhiều công trình ở vùng Balkan và các nước Ả-rập, đều vào dịp 1990.

Nhưng sau đó, một số thư từ, kiến nghị, bài báo gửi đến UNESCO phản đối mạnh mẽ quyết định này, suốt cả năm 1988, 1989 và đầu năm 1990, nêu bật sự kiện thuyền nhân và trại cải tạo, của chính những người trong cuộc với phim ảnh kèm theo, nêu rõ bản chất chế độ đàn áp tàn bạo do ông Hồ chí Minh lập nên, một chế độ phi nhân - phản văn hoá. UNESCO còn tiếp hàng chục đoàn đại biểu từ Pháp, Mỹ, Anh chống đối việc UNESCO dính vào một việc không được dư luận tán đồng. Thế là ông chủ tịch UNESCO quyết định lờ đi, không tham gia việc kỷ niệm để bảo toàn uy tín tổ chức quốc tế này. Còn chính phủ Việt nam làm gì thì tuỳ họ. Vì chưa đến cuộc họp sau nên vấn đề này không đưa ra Đại hội đồng UNESCO.

- Trước ngày kỷ niệm 19-5-1990, 2 sự kiện dồn đến. Bức tường Berlin đổ sập; một loạt chế độ cộng sản Đông Âu tan biến. Hànội mất một loạt đồng minh. Tổng giám đốc UNESCO Amadou M’Bow người châu Phi bê bối về tài chính bị thay thế bởi ông Frederico Leillor người Tây ban nha; ông này ra hẳn chủ trương: UNESCO không tổ chức cũng không tham dự một hình thức nào kỷ niệm ông Hồ; ông cũng nói rõ : không có khoản tiền nào của UNESCO để chi cho việc này nữa. Đến ngày kỷ niệm, Sứ quán Việt nam ở Paris vất vả chạy vạy thuê một phòng nhỏ ở trụ sở UNESCO để vớt vát thể diện. Ban quản trị trụ sở UNESCO còn giao hẹn không được treo ảnh và apphích ngoài hành lang, giấy mời chỉ được ghi là dự một tối văn nghệ. Giấy mời của sứ quán in hình trụ sở UNESCO làm nền bị Văn phòng UNESCO phản đối là ‘’không được phép, không nghiêm chỉnh ‘’(incorrect) phải huỷ. Một đoàn múa rối nước từ Hànội sang biểu diễn; cuộc kỷ niệm dự định vài trăm, chỉ có dưới một trăm người Việt của sứ quán và Hội Việt kiều "yêu nước" cùng mươi người của đảng CS Pháp. Đầu đuôi câu chuyện là thế. Cái gọi là "Bác Hồ chúng ta được UNESCO của Liên Hợp Quốc ra nghị quyết tuyên dương, công nhận là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới, và UNESCO tổ chức long trọng lễ kỷ niệm" hoá ra là thế . Cần rõ ràng, minh bạch như thế.
http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=comments&sid=1163&tid=70689&mode=nested&order=&thold=


- Tài liệu của Unesco liên quan đến việc CHXHCNVN và các nước XHCN "anh em" đề nghị Unesco vinh danh HCM. Unesco đã không chấp nhận, không chi tiền đài thọ và không đứng ra tổ chức vinh danh HCM nhân dịp "kỷ niệm 100 ngày sinh" của HCM, và ra chỉ thị cấm đoán Sứ quán CHXHCNVN nhân danh l'Unesco "làm việc vinh danh bất chính này" tại trụ sở Unesco, ...: (xem tài liệu trên)

UNESCO, Records of the General Conference, 20 October to 20 November 1987




Địa chỉ Unesco để liên hệ, kiểm tra trực tiếp:
Service des archives et de la gestion des dossiers de l'UNESCO
7, place de Fontenoy, 75352 Paris - France
Tél.: 00 33.1.45.68.19.50/55 ;
E-mail : j.boel@unesco.org ; bpiweb@unesco.org

Horaires d'ouverture :
Jeudi et vendredi de 14h à 18 h sans rendez-vous préalable.
Sur rendez-vous du lundi au vendredi de 9h à 12h30 et de 14h à 18h.
Fermé les jours fériés français
---
Bạn có thể gởi trực tiếp mail đến Unesco để hỏi, đại để như sau:

Cher Monsieur le Directeur de l'Unesco,

Afin d'éclairer la vérité, je vous prie de bien vouloir me faire parvenir la liste des grand-homme culturels reconnus officiellement par l'Unesco depuis sa fondation, ainsi le lien (link) lié à cet article de l'Unesco.

En effet, j'aimerais savoir concrètement la référence de la resolution de l'Unesco, si elle l'existe, qui reconnait officiellement le président Ho Chi Minh comme grand-homme culturel, en précisant que l'Unesco a officiellement organisé, financé des manifestations de son centième anniversière à Paris, au Vietnam et dans certains autres pays en 1990, ... etc.

Veuillez, agréer cher Monsieur le directeur, l'expression de mes salutations distinguées.

signe


Aucun commentaire: